Có dịp về Thừa Thiên Huế bạn không nên bỏ qua vùng sông nước. Hoàng hôn, bình minh hay những công việc của ngư dân nơi này giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống và trân trọng hơn.
Tung chài đánh cá, là phương pháp đánh bắt được duy trì từ lâu của ngư dân vùng sông nước. Chụp tại Vinh Phú – Phú Vang – Huế.
Bình minh trên đầm Đá Bạc – Phú Lộc – Huế.
Đánh bắt cá ở cửa biền Lăng Cô – Phú Lộc – Huế.
Cảnh các em thiếu nhi đánh cá ở đầm Chuồn – Phú Vang – Huế.
Giặt lưới sau mùa đánh cá chụp tại làng chài Đá Bạc – Phú Lộc -
Theo Vnexpress.net.
Đầm phá Tam Giang có thể coi là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, du khách đến với Tam Giang vì vẻ đẹp hoang sơ, huyễn hoặc của nó.
Từ Huế, chạy xe khoảng 15km, đi theo hướng ra cửa biển Thuận An,một vùng đầm phá rộng lớn hiện ra trước mắt, Tam Giang – sóng nước yên bình và hoang sơ. Gió nồng nàn và nắng cũng như khiến người ta phải say…
Nhưng điểm đặc biệt ấn tượng nhất trên phá Tam Giang, chính là cảnh tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên đất trời lúc bình minh và hoang hôn. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên, của ánh mặt trời rực rỡ đã vẽ nên một Tam Giang muôn vẻ, muôn màu, khiến ta chỉ muốn ngắm hoài không thôi.
Ánh nắng ban mai
Buổi sớm mai ở Tam Giang
Đầm Sam ở Tam Giang
Một góc ở Đầm Sam
“Chào Việt Nam”
Kéo lưới sớm
Bắt đầu ngày mới
Bình minh ở Đầm Chuồn
Cánh buồm tuổi thơ
Khung cảnh yên bình
Cắm cừ
Kéo lưới
Bến cá Đầm Chuồn
Hoàng hôn
Chiều vàng tắt nắng
Khó có thể tìm thấy nơi nào trên dải đất hình chữ “S” một nơi có thể cùng đón bình minh và hoàng hôn như Phá Tam Giang.
Nhắc đến Huế nhiều người vẫn thường nghĩ về 1 miền cổ tích với lăng tẩm đền đài, dấu vết của những ông hoàng bà chúa, của 1 triều đại phong kiến từ ngàn xưa. Nhưng ở Huế còn 1 hệ thống đầm phá sông nước làm nên một bức tranh phong cảnh hài hòa bao quanh khu vực Cố Đô .
Với 22.000 ha mặt nước, Phá Tam Giang trở thành khu vực đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, nơi mà trước khi đổ ra cửa biển Thuận An, ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ rủ nhau “hẹn hò” ở đó.
Đầm phá đẹp và lãng mạn nhất trong khoảnh khắc khoác lên mình màu áo của ánh chiều tà. Cả bầu trời mây tím thẫm sà xuống phủ lên mặt đầm rạng rỡ bóng nắng cuối ngày.
Thấp thoáng đây đó đôi ba chiếc thuyền giăng câu muộn. Xa xa, rừng phi lao chạy ngang như đường chân trời phân định ranh giới giữa trời và nước. Còn mặt đầm rộng lớn thì sóng sánh tít tắp trong ráng chiều.
Quả thực, thiên nhiên đã ưu ái tặng người dân xứ Huế một bức tranh sơn thủy hữu tình không đâu có thể có. Và đặc biệt hơn bởi khó có thể tìm thấy nơi nào trên đất nước hình chữ “S” một nơi có thể cùng đón bình minh và hoàng hôn như Phá Tam Giang.
Những vạt nắng cuối cùng của một ngày chợt bừng lên, cắt xéo qua không gian tĩnh lặng mênh mang, chấn vào những con sóng vỗ ì oạp và yếu ớt đuổi theo những chiếc thuyền đang lặng lẽ khuất dần trên những “con đường” nước, như mê cung rẽ về khắp ngả nơi đầm phá…
Cả 3 thế thệ cùng trên một thuyền
Chăn vịt trên đầm
Chở rớ cá
Đầm phá Quảng Điền
Giặt lưới
Bé giúp ba giặt lưới
Mang hải sản ra chợ sớm
Mua bán hải sản ngay tại thuyền
Mưu sinh nơi Đầm Chuồn
Cuộc sống mưu sinh
Bóng thuyền nhỏ nhoi
Bình minh trên đầm
Thu mua hải sản
Trẻ em vùng đầm phá
Trẻ em Đầm chuồn
Vội vã trong cơn mưa chiều
Theo Lê Huy Hoàng Hải/ VOV online
Tác giả bài viết: pd sưu tầm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
113
•Máy chủ tìm kiếm : 34
•Khách viếng thăm : 79
Hôm nay :
3005
Tháng hiện tại
: 120147
Tổng lượt truy cập : 9701533